Bình dị canh trai nấu bầu

Ngày bé, tôi thường nghe bà hát ru “Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Lớn hơn một chút, vì tôi hay bị đổ mồ hôi trộm ở lòng bàn tay, bàn chân nên mẹ bảo nấu cháo trai cho tôi ăn trị bệnh. Và sau này, mỗi lần về quê, tôi lại được mẹ nấu cho bát canh trai với trái bầu vừa ngọt vừa mát.

canh bầu

Thú thực, ban đầu tôi chẳng mấy mặn mà với thứ món ăn có vẻ rất đơn điệu này. Nhưng một lần, tay mẹ đau do bị chiếc gai cào khi nhổ cỏ, phải vào bếp cùng mẹ, tôi mới tự mình chế biến và tĩnh tâm ngồi nghe mẹ giảng giải về lợi ích của món ăn.

Trai mò ở ao hồ về phải để trong thau nước sạch cho nhả bớt chất bẩn. Sau khoảng một giờ, rửa sạch, bỏ trai vào nồi, đổ nước đun sôi đến khi trai há miệng thì vớt ra để nguội. Tôi loay hoay nhặt thịt trai, đem rửa sạch. Mẹ dặn tôi phi hành khô cho thơm, xong cho ruột trai vào xào thật thấm mới đổ thêm nước đun thành một nồi canh. Lúc này, tôi lấy quả bầu ra gọt vỏ, cắt khúc, khoét ruột, rồi nạo thành từng sợi nhỏ. Nồi nước canh trai sôi sùng sục, mẹ nhắc tôi bỏ những miếng bầu vào, nhớ đừng để lâu kẻo bầu nhũn, ăn mất ngon. Thêm chút hành, mùi tàu thái nhỏ, trong chốc lát mùi thơm hấp dẫn đã lan ra khắp gian bếp, lan tới nhà trên.

Hôm đó, tôi múc thử một bát nước canh trai nấu bầu để nếm thành quả của mình. Nếm thử rồi ăn thật. Một bát rồi lại thêm một bát nữa. Quả thật tôi không ngờ món canh lại có vị ngọt đến thế. Ngọt từ ruột trai, từ hương vị của bầu chứ không từ thứ gia vị thêm nào khác. Từ lúc thưởng thức món ăn mà lần đầu tiên mình làm, thấy trong người bớt đi cái nóng, cái khó chịu như khi ăn những món ăn nhiều mỡ hay đồ uống có cồn. Sau này tìm hiểu thêm, tôi mới biết món ăn dân dã thuần chất làng quê này có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trai bắt từ thiên nhiên, bầu được trồng trong vườn, không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu. Chẳng cần phải cao lương mỹ vị, món canh trai nấu bầu dân dã vẫn đậm đà hương vị, vẫn tốt cho sức khỏe. Sau này, khi đã xa quê, trong nỗi nhớ về quê hương của tôi luôn có vị ngọt ngào của nước trai và mùi thơm nhè nhẹ của những sợi bầu xanh trắng. Ở nơi phố thị, những lúc đi ăn tiệm, tôi vẫn thường gọi món canh trai nấu bầu nhưng không thể tìm lại được hương vị ngọt ngào mà bình dị như món canh của mẹ.

Báo Thanh Niên, 05/07/2015
Đăng ngày 06/07/2015
Bài & ảnh: Bùi Việt Phương
Ẩm thực

Ngày Tết ăn cá lóc nước rơm

Khi bạn quá ngán thịt thì cá là món thay thế đầu tiên trong suy nghĩ. Nếu bạn có một vài con cá lóc bạn sẽ làm món gì?

cá lóc nướng rơm
• 19:54 09/02/2024

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 19:18 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:18 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 19:18 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 19:18 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 19:18 27/04/2024